Tiến sĩ Jaromir có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phát triển vật liệu xúc tác nổi với khả năng hấp phụ cao các chất gây ô nhiễm.
TS Jaromir dẫn đầu nhóm chuyên gia của Cộng hòa Séc sẽ hỗ trợ Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm các chất xúc tác hỗn hợp qua dự án nghiên cứu phát triển vật liệu xúc tác quang dạng nổi ứng dụng xử lý nước ô nhiễm tại Việt Nam.
Khi tìm ra chất thử nghiệm thành công, nhóm sẽ xây dựng các mô hình xử lý nước bị ô nhiễm dưới điều kiện thực tế tại Việt Nam. Chất có khả năng khử độc các chất ô nhiễm hữu cơ, đảm bảo giá thành rẻ và dễ dàng sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Đề tài được triển khai từ năm 2018, hoàn thành vào năm 2019. Trong 2 năm, các chuyên gia sẽ thực hiện thí nghiệm tạo ra vật liệu xúc tác quang dạng nổi từ nguồn nguyên liệu giá rẻ và hiệu quả trong xử lý nước ô nhiễm các chất hữu cơ. Nhóm nghiên cứu cũng xây dựng quy trình sản xuất quy mô công nghiệp để ứng dụng vào xử lý nước ô nhiễm.
TS Jaromir có nhiều nghiên cứu ứng dụng quang xúc tác và điều chế các hạt nano bán dẫn, sử dụng làm tiền chất của vật liệu xúc tác quang dạng nổi với khả năng hấp phụ tổng hợp. Đây là những chất có khả năng biến thành chất oxy hóa cực mạnh khi có sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời.
Việt Nam có hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10 km và hàng nghìn hồ, ao. Hiện nhiều nguồn nước bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau.
Thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi trường, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, một trong những nguyên nhân là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường quốc gia, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng phát hiện nước mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là lưu vực sông Cầu chạy qua các đô thị, khu công nghiệp thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Lưu vực sông Nhuệ ngay cạnh 1 siêu thị điện máy – Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động. Vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực sông Mã riêng độ đục rất cao, do phù sa lớn và xói mòn từ thượng nguồn.
Vì vậy việc tìm ra vật liệu và giải pháp khắc phục ô nhiễm là nhiệm vụ cấp bách.